Mài sửa soạn cho mão veneer

1. Quy trình không sửa soạn hay “contact lens – kính áp tròng”

Ý tưởng ban đầu được phát triển vào năm 1938 bởi Pincus, là một kỹ thuật che khuyết điểm và cải thiện vẻ ngoài của răng cho các diễn viên Mỹ bằng cách sử dụng veneers nhựa hoặc sứ được giữ bằng chất kết dính chỉ trong cảnh quay. Vào cuối những năm 1970, một veneer acrylic đúc sẵn, được liên kết hóa học với cấu trúc răng bằng một lớp mỏng nhựa composite tự cứng đã được Faunce và Myers khuyên dùng.

Khái niệm chế tạo và gắn xi măng veneers sứ được đưa ra vào những năm 1980. Trong khi Horn mô tả các quy trình đúc và gắn xi măng, các nghiên cứu của Simonsen và Calamia đã hỗ trợ và cung cấp dữ liệu về giao thức của quy trình và thời gian conditioning của sứ (axit flohydric và tác nhân silan) để cải thiện độ bám dính.

Trong những thập kỷ của những năm 1990 và 2000, sửa soạn veneer đã được thực hiện rộng rãi. Thay thế lượng men được mài đi bằng một vật liệu có mô đun đàn hồi tương tự là một trong những lý do cho sự thành công của phương pháp này.

Hiện nay, có một triết lý được hướng dẫn bởi các nguyên tắc phục hồi hiện đại: (1) bảo tồn tối đa, (2) phòng ngừa tối đa và (3) can thiệp tối thiểu. Điều này cuối cùng một lần nữa đem đến sự trở lại của phương pháp sửa soạn veneers sứ mà không có hoặc mài răng tối thiểu (ở những khu vực có độ lưu giữ cao). Mỗi và mọi cạnh sắc phải được loại bỏ để loại bỏ bất kỳ ứng suất cấu trúc tiềm ẩn nào tại thời gắn sứ. Đĩa mài bằng oxit nhôm có độ nhám trung bình là loại phù hợp nhất để thực hiện việc mài nhẵn các cạnh.

Chỉ định cho mặt dán sứ veneer toàn phần mà không cần sửa soạn là:

• chỉnh sửa cạnh cắn (Hình 1);

• gãy răng (Hình 1);

Hình 1. (a) Hình ảnh ban đầu cho thấy sự hiện diện của khe hở răng cửa + phục hồi xoang IV + mòn cạnh cắn. (b) Chi tiết về xoang IV bị đổi màu ở phía xa R11. (c) Ảnh mặt trong cho thấy sự nhiễm màu của miếng trám. (d) nhìn phía trước sau khi loại bỏ miếng trám. (e) nhìn từ cạnh cắn sau khi loại bỏ miếng trám. (f) nhìn từ cạnh cắn sau khi gắn veneer từ R13-23. (g) Nụ cười sau cùng

• răng hình chêm (Hình 2);

Hình 2. (a) Ảnh ban đầu cho thấy sự thiếu hài hòa. (b) Có khe hở các răng trước và răng hình chêm. (c) (d) ảnh nhìn từ bên trái và phải. (f) veneer sứ không sửa soạn (contact lenses) được gắn ở R13-23.

• Khe hở răng cửa có các mặt răng song song (Hình 3 e 4);

Hình 3. (b) BN có nhiều khe hở và cười hở nướu hơn 3mm. (c) bộc lộ răng lý tưởng khi môi ở trạng thái nghỉ. (e) nụ cười sau 120 ngày phẫu thuật nha chu từ R16-26. (f) răng trắng hơn sau nhiều kỹ thuật tẩy trắng. (g) sứ veneer từ R15-25. (j) nụ cười sau cùng

• răng bị mất men do tổn thương sâu (Hình. 5);

Hình 5. (a) Hình ảnh cho thấy sự thiếu thẩm mỹ. (b) Hình ảnh cho thấy răng bị tối màu và đường cong của cạnh cắn không song song với môi dưới. (c-d) ảnh trong miệng cho thấy mặt răng bị tối và mất men bề mặt do thói quen ăn chanh. (e) Ảnh sau khi gắn veneer R21, chú ý “contact lens” này phục hồi luôn men bị mất.

• răng cần tăng thể tích mặt ngoài để cải thiện thể tích môi hoặc điều trị sau chỉnh nha với mão được đặt thiên về phía trong (Hình 6);

Hình 6. (b) Nụ cười sau khi chỉnh nha cho thấy các khoảng trống đã được đóng tương đối, tuy nhiên thiếu thể tích răng, răng ngắn. (c) ảnh trong miệng cho thấy sự thay đổi của đường viền nướu. (d) sau mock-up, phẫu thuật nha chu và tẩy trắng thì BN được lấy dấu để làm veneer mà không sửa soạn. Chú ý “hiệu ứng cánh bướm” ở phía xa của răng cửa giữa để tạo ảo ảnh giúp răng nhìn to hơn.

• phục hồi chiều dài răng nanh để cải thiện chức năng (hướng dẫn trước và / hoặc răng nanh);

• phục hồi khớp cắn (Hình 7); và

Hình 7. (a) BN trẻ đến với tình trạng cười nhìn già và môi lép sau chỉnh nha. Sau khi phân tích thấy thiếu hụt xương ở phần ba mặt dưới, tuy nhiên không mất kích thước dọc khớp cắn. Có veneer composite từ R13-23. (b) Chi tiết về veneer composite nhiễm màu và hình dạng xấu. (c) Sau khi loại bỏ composite thì thấy khe hở rộng và răng hình chêm. (d) khe hở dạng thuôn và răng hình chêm thích hợp để làm veneer sứ không sửa soạn che phủ luôn cả mặt trong (hay veneer full). (e) Chi tiết veneer mặt nhai mở rộng về phía ngoài. (f) full veneer R11, 21. (g) veneer mặt nhai mỏng của răng cối nhỏ mở rộng về phía môi. (h) kết quả ngay sau khi gắn xi măng.

• chỉnh sửa nghiêng (ngoài – trong) của các răng contralateral.

Chống chỉ định đối với veneers sứ không sửa soạn là:

• Lớp men bề mặt không đủ;

• răng đổi màu;

• răng mọc lệch;

• răng mọc chen chúc; và

• răng đã được phục hồi.

Điều cần nhớ là mục tiêu cuối cùng và độ dày của vật liệu phục hồi nên được xem xét để tránh tình trạng răng được phục hồi quá nhiều. Một cân nhắc khác là số lượng lớp phủ cần thiết trên cấu trúc răng. Một số trường hợp đổi màu có thể yêu cầu độ dày đáng kể của vật liệu phục hình và do đó cần sửa soạn răng xâm lấn hơn.

Một số ưu điểm của veneers không sửa soạn so với veneers thông thường (có sửa soạn) là bảo tồn cấu trúc răng khỏe mạnh, giảm thời gian lâm sàng cho bước lấy dấu, loại bỏ phục hình tạm và chỉ gắn kết với men răng. Nhược điểm là quá trình sản xuất tỉ mỉ và kỹ lưỡng trong lab, tăng nguy cơ gãy trong các bước khác nhau của quy trình (phòng lab, thử và gắn xi măng) do veneer mỏng, quy trình gắn xi măng cần phải đặc biệt cẩn trọng và phải thăm khám, kiểm tra chu đáo,…

2. Veneer truyền thống (có sửa soạn)

Sửa soạn cho veneers sứ đã trải qua nhiều thay đổi và tiến bộ. Cách sửa soạn có thể bị ảnh hưởng bởi hình dạng, vị trí và hướng của răng trong cung răng, giải phẫu răng, chức năng khớp cắn, lực cơ học, số lượng và chất lượng của cấu trúc răng còn lại và kích thước phục hình dự kiến. Bằng cách sử dụng các cân nhắc lâm sàng này, các cách sửa soạn có thể khác nhau và tìm thấy vô số hình dạng, được hướng dẫn bởi khiếm khuyết tồn tại từ trước hoặc tùy thuộc vào kích thước dự kiến của phục hồi cuối cùng và màu chất nền.

Chỉ định cho veneers sứ với sự sửa soạn đầy đủ là:

• răng đổi màu;

• răng đã phục hồi;

• răng mọc lệch, xoay hoặc sai vị trí;

• khe hở lớn và các cạnh liên quan hội tụ về phía cạnh cắn; và

• phục hình khớp cắn để thiết lập lại chiều dọc của khớp cắn.

Chống chỉ định bao gồm:

• răng được phục hồi rộng;

• sự hiện diện của một lượng lớn ngà răng trong chất nền sau khi sửa soạn; và

• Một răng bị đổi màu nghiêm trọng (hơn bốn tông màu).

Khi cần sửa soạn, độ mài răng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tạo ra màu veneer sứ mong muốn sau khi gắn xi măng. Độ mài 0,9 mm của lớp nền có khả năng giúp thay đổi từ màu A4 sang màu A1 (bảng so màu Vita Classical®, Vita, Đức); mài 0,5 mm tạo ra sự chuyển từ A4 sang A2; mài 0,3 mm không tạo ra bất kỳ sự thay đổi màu sắc nào; thay vào đó, điều chỉnh màu cuối cùng với xi măng nhựa là cần thiết.

Mặc dù có vô số phương pháp, nhưng sửa soạn luôn được hướng dẫn bởi khiếm khuyết có sẵn từ trước hoặc bởi hình thái phục hồi đã lập kế hoạch. Sửa soạn cụ thể nên thực hiện theo những điều sau.

1. Kiểm soát mài sửa soạn bằng khóa silicone. Thiết kế sửa soạn cho veneers sứ phải cho phép viền của nó khít hoàn toàn với mô răng và giống hình dạng răng nhất có thể. Do đó, wax-up chẩn đoán nên được sử dụng như một tham chiếu cho việc mài răng. Các khóa silicon, được chế tạo bên trên lớp wax-up, cung cấp các công cụ đơn giản và không thể thiếu để kiểm soát và mài men răng. Hai khóa nên được chế tạo: một khóa hướng dẫn mài theo chiều dọc (được cắt theo hướng ngoài trong); và một hướng dẫn ngang để hướng dẫn mài theo chiều gần xa. Với những răng bị sậm màu do điều trị nội nha trong đó mặt ngoài còn nguyên vẹn và việc phục hồi sẽ duy trì hình thái tự nhiên, khóa silicone có thể được chế tạo trực tiếp trong miệng và trước khi sửa soạn. (Hình 9)

2. Ranh giới sửa soạn được thực hiện với mũi khoan kim cương tròn quanh toàn bộ mặt ngoài của răng mà không làm gián đoạn tiếp xúc bên và không có phần mở rộng dưới nướu (Hình 10e). Cần dùng các mũi khoan kim cương mới, một bộ tay khoan (tốc độ cao, tốc độ thấp, micromotor và đầu khuỷu) mang lại sự ổn định cho quá trình chuẩn bị và đánh bóng, đĩa oxit nhôm và cao su hoàn thiện và đánh bóng là cơ bản để sửa soạn và tạo ra bề mặt nhẵn và đều. (Hình 10f -h)

Hình 10. (a) ảnh ban đầu cho thấy môi khi nghỉ làm lộ răng lý tưởng. (b) Nụ cười hài hòa nhưng R11 bị tối màu do điều trị tủy không thành công. (c) ảnh trong miệng của R11. (d) so màu. (e) xóa bỏ giới hạn ngoại biên bằng mũi kim cương tròn. (i) sửa soạn rãnh hướng dẫn với mũi khoan kim cương trụ thuôn đầu tròn. (j) Rãnh hướng dẫn nên theo 3 mặt nghiêng của răng.
(k) nối các rãnh hướng dẫn. (l) mài ở mặt bên do có phục hồi lớn ở phía gần. (m) khi mài mặt bên không đủ, nhìn ở góc nhìn động (dynamic view) có thể thấy đường nối với veneer bị tối màu của chất nền răng. (n) do đó, lý tưởng là sửa soạn phía mặt bên mở rộng, khi đó từ góc nhìn động sẽ thấy sự tương hợp. (p) nhìn từ góc nhìn động, sửa soạn đường chuyển tiếp có thể có dạng 0 độ, thẳng, 45 độ và vát. (q) chú ý hình dạng của chuyển tiếp phẳng. (r) sửa soạn dưới nướu với mũi khoan tròn mịn bằng tay khuỷu. (s) sau khi đánh bóng cùi, khóa được đặt lên răng. Trong trường hợp này thì không cần wax-up vì răng đã có hình dạng thích hợp. (t) khóa hướng dẫn theo chiều ngang ở 1/3 giữa. (u) 1/3 cổ.
(v) khóa hướng dẫn theo chiều dọc. (w) sau khi sửa soạn, lấy dấu và đúc veneer, đây là ảnh nụ cười sau khi gắn xi măng. (x-z) ảnh trong miệng sau cùng

3. Chuẩn bị các rãnh hướng dẫn mặt ngoài theo hướng thẳng đứng với các mũi kim cương hình nón có đầu tròn (FG 2135, KG Sorensen®, Brazil), tôn trọng độ nghiêng của trục (cổ, giữa và cạnh cắn) để bảo toàn sự hội tụ của mặt ngoài. (Hình 10i) Độ sâu của mỗi rãnh được xác định tùy theo từng trường hợp và dựa trên kết quả chẩn đoán. Một phương thức khác của việc chuẩn bị rãnh hướng dẫn là thực hiện rãnh ởtrung tâm tôn trọng độ nghiêng của trục ở ba phần của răng (cổ, giữa, cạnh cắn). (Hình 10j) Bằng cách này, người ta có thể kiểm tra độ mài bằng đầu dò milimét bằng cách so sánh mặt đã chuẩn bị với mặt còn nguyên vẹn. Tại thời điểm này, điều cần thiết là phải biết về độ dày men răng của một răng tự nhiên, để bảo toàn men răng nhất có thể. (Hình 11)

4. Nối các rãnh ngoài bằng một mũi khoan kim cương hình nón, đường kính lớn hơn để ngăn tạo rãnh sâu hơn và tạo thành bề mặt không bằng phẳng. (Hình. 10k)

5. Thực hiện sửa soạn phía cạnh bên bằng một mũi khoan kim cương có đường kính nhỏ hơn (Hình 10l). Việc bảo vệ các răng bên cạnh bằng đai kim loại là cần thiết. Việc quan sát quá trình sửa soạn chỉ đơn thuần ở mặt ngoài, tạo ra một ấn tượng sai lầm rằng tất cả vùng nhìn thấy của chất nền đã đã được sửa soạn. Do đó, nhìn cùi răng theo chiều ngang cho phép đánh giá thực tế về việc có nên sửa soạn thêm về phía gần hay không. (Hình 10m-o) Giai đoạn này là một trong những điểm mâu thuẫn nhất với việc sửa soạn thông thường cho phục hình cố định – thực hiện mài răng để có thể đưa veneer vào và loại bỏ vùng lưu giữ. Điều cần thiết là phải hiểu thực tế rằng phần lớn các trường hợp veneers sứ có hoặc không sửa soạn, thể hiện một sự khít sát thụ động theo hướng ngoài – trong, và sự lưu giữ ở mặt bên có thể cho là không còn khi veneer “vừa khít” mà không có kháng lực. Bằng cách này, có thể thực hiện sửa soạn bảo tồn hơn ở vùng mặt bên.

6. Mài cạnh cắn. Các điểm kết thúc tại cạnh cắn, như được ghi trong Hình 10p, có thể được định nghĩa là: 0 °, thẳng, 45º và vát mép (chamfer)

Các khuyến nghị lâm sàng truyền thống là: 0º cho ceramic fragments; thẳng và 45º đối với veneer thông thường hoặc không sửa soạn (Hình 10p); và vát mép cho các loại veneers truyền thống đặc biệt, chẳng hạn như những loại có độ dày cạnh cắn rất mỏng, cần phải tái tạo lại từ 1,0 mm đến 2,0 mm trong quá trình mài răng, có sự hiện diện của men rìa cắn bị tổn thương về cấu trúc và những người có răng lệch lạc chịu áp lực chức năng.

Việc tạo rìa 0º là rất nguy hiểm vì khó khăn trong quá trình gắn xi măng.

Hơn nữa, nó có thể dẫn đến vấn đề thẩm mỹ do quá trình sửa soạn kết thúc ở vùng trong suốt nhất của răng. Nên việc tạo chuyển tiếp 00 chỉ được chỉ định trong trường hợp chất nền răng có ssộ sángmong muốn và không bị thay đổi màu sắc ở vùng cạnh cắn.

Đối với chuyển tiếp vát mép, việc sửa soạn được mở rộng một chút đến bề mặt trong làm tăng tổng bề mặt của men để liên kết, đồng thời cũng tạo ra đường dẫn chính xác để đặt trong quá trình thử và gắn xi măng. Các tác giả không ủng hộ việc chấm dứt này vì đánh đổi về mặt sinh học cao hơn. Việc tạo ra một đường chèn tạo điều kiện thuận lợi cho bước xi măng, tuy nhiên cần mài nhiều hơn, đặc biệt là ở các vùng mặt bên để loại bỏ sự lưu giữ. Do đó, các kết thúc kiểu thẳng được ưu tiên lựa chọn khi cần thiết, vì nó giúp đưa phục hình vào theo hướng ngoài – trong mà không cần tạo 1 trục đặt chủ ý, bảo tồn tốt hơn cấu trúc răng và tạo sự tin tưởng tuyệt đối vào các cơ chế liên kết.

7. Kiểm tra việc hạ thấp cạnh cắn. Đặt khóa silicone để kiểm tra răng có ít nhất 1.5mm khoảng hở. Việc hạ cạnh cắn đem lại nhiều lợi ích, trên hết là khả năng tái tạo lại các đặc điểm như độ trong suốt, trục xoay, các hiệu ứng giúp răng nhìn tự nhiên. (Hình 10q)

8. Chuẩn bị đường hoàn tất vùng cổ ở dưới nướu và hoàn thiện với các mũi kim cương có đầu tròn (seríe F hoặc FF, KG Sorensen®, Brazil) sử dụng tay khuỷu. Cần phải nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ mô nướu trong quá trình chuẩn bị, để ngăn chặn tình trạng tụt nướu sau chấn thương, đặc biệt là ở những mô nướu mỏng. (Hình 10r)

9. Hoàn thiện và đánh bóng bằng cao su silicon mài mòn (Composite Technique Kit®, Shofu, Nhật Bản) với độ thô của hạt giảm dần. Mọi góc phải đồng nhất, với các đường tròn, để cải thiện sự thích ứng của xi măng nhựa và build-up của lab. Ngoài ra, cấu trúc răng khỏe mạnh phải được loại bỏ khi đường viền yêu cầu mở rộng đến một điểm vượt quá hoặc nằm trong các điểm dừng chức năng đã chỉ định trước đó.

3. Độ tối màu của răng

Răng tối màu, đặc biệt ở một răng đơn lẻ, là một thách thức lớn đối với việc phục hồi các đặc tính quang học. Trong trường hợp này, các lựa chọn để tạo ra một kết quả tốt là thực hiện một quá trình sửa soạn xâm lấn hơn (Hình 12), sử dụng opacifier trước khi lấy dấu, lựa chọn một loại sứ đục hơn, với khả năng che phủ chất nền sẫm màu, sử dụng nhiều hơn xi măng nhựa trong suốt và / hoặc có màu sáng hơn, và cả việc sử dụng kết hợp các lựa chọn thay thế vừa nêu.

Hình 12. Răng có veneer composite và R11 tối màu. (j) sửa soạn kết thúc bằng việc mài dưới nướu R11. Chú ý R11 được sửa soạn nhiều hơn vì nó tối màu hơn R21.

Về mặt khái niệm, việc phục hồi răng sậm màu đòi hỏi độ sâu sửa soạn nhiều hơn; tuy nhiên, thách thức của concept  bảo tồn là loại bỏ một lượng tối thiểu cấu trúc răng, đồng thời tránh nguy cơ mài răng không đủ cho việc phục. Cho đến gần đây, răng bị đổi màu nghiêm trọng là tình trạng chống chỉ định đối với veneers. Tuy nhiên, sự cải tiến của hệ thống sứ và sự liên kết của các sứ mới với khả năng kiểm soát truyền sáng cao hơn đã cho phép thực hiện các kỹ thuật bảo tồn hơn cũng như build-up trên răng đổi màu với kết quả ngày càng tự nhiên hơn.

Bất cứ khi nào có thể, việc sử dụng veneers sứ trên bề mặt đổi màu cần phải đảm bảo sự cân bằng giữa khả năng che phủ bề mặt và kết quả thẩm mỹ cuối cùng. Độ dày của lớp phục hồi tăng lên và việc sử dụng một loại sứ có độ trong suốt thấp hơn sẽ tạo ra lớp phủ. Tuy nhiên, độ dày tăng lên đồng nghĩa với việc chuẩn bị răng xâm lấn hơn, làm giảm số lượng men răng có sẵn cho các quy trình liên kết, do đó làm giảm thành công lâm sàng mong đợi của veneer sứ. Hiện nay, thị trường nha khoa cung cấp nhiều loại hệ thống sứ với độ trong mờ khác nhau, phù hợp để sản xuất veneers sứ. Sứ quá đục như E-max®, MO (độ trong suốt trung bình) và HO (độ trong suốt cao) (Ivoclar Vivadent, Liechtenstein) không có khả năng mô phỏng quang học của men răng.

Hilgert, đã nghiên cứu khả năng của veneers sứ trong việc che đi nền đổi màu, đã kết luận như sau: (1) đối với chất nền không đổi màu, chẳng hạn như A1 (theo bảng so màu Vita Classical®, Vita, Đức), sứ có độ trong suốt với độ dày mỏng có thể được sử dụng một cách đáng tin cậy (0,4 mm) – Empress Aesthetic® HT (Ivoclar Vivadent, Liechtenstein) và E-max® HT (Ivoclar Vivadent, Liechtenstein); (2) chất nền bị đổi màu nhẹ (A3,5 VitaClassical®, Vita, Đức) được che phủ có thể chấp nhận được bằng sửa soạn bảo tồn (mài 0,4 mm), nếu được kết hợp với sứ có độ trong thấp (EmpressCAD® LT, Ivoclar Vivadent, Liechtenstein); và (3) chất nền bị đổi màu nghiêm trọng (C4, VitaClassical®, Vita, Đức) đã được phục hồi một cách chấp nhận được chỉ bằng cách sửa soạn xâm lấn (1,0 mm) và gốm có độ trong thấp (EmpressCAD® LT, Ivoclar Vivadent, Liechtenstein). (Hình 13a-b)

Hình 13. Sứ veneer có độ dày bằng nhau nhưng độ trong suốt khác nhau (bên trái là Emax HT, và bên phải là Emax LT)

Việc bắt chước màu sắc tốt kết hợp với việc sửa soạn bảo tồn cho thấy chi phí sinh học / kết quả thẩm mỹ cao, và không có lý do gì để chọn sửa soạn sâu hơn trong trường hợp không cần che răng tối màu. Do đó, về cơ bản, việc thiết lập quy trình tẩy trắng răng trở thành vấn đề nền tảng, nhằm tăng độ sáng của răng đổi màu, thúc đẩy tính bảo tồn mong muốn, đồng nhất màu của tất cả các chất nền, để giảm thiểu sự can thiệp của màu xi măng trong quá trình xác định kết quả cuối cùng và tạo cơ hội cho việc sử dụng veneers sứ mỏng hơn.

4. Độ nghiêng của răng

Những răng nghiêng cần được đánh giá cẩn thận xem có nên mài bớt hay không và mock-up sẽ trở thành một thiết bị tốt để lập kế hoạch. Răng bị hô nhẹ cần phải làm mock-up để xác định chính xác vị trí cần mài và cho phép bảo tồn tối đa cấu trúc răng. Các lỗ nhỏ trên mock-up sẽ tiết lộ vị trí chính xác nơi cần tiến hành mài chỉnh. Chen chúc răng thường liên quan đến nghiêng răng và do đó cần phải mài bớt răng trong quá trình wax-up và / hoặc mock-up cho đến khi có hướng dẫn acrylic do kỹ thuật viên cung cấp (Hình 14a-d).

Việc sử dụng một dẫn hướng acrylic, như thể hiện trong Hình 15, cũng là một lựa chọn tuyệt vời để hướng dẫn mài răng. Hãy nhớ rằng cả mock-up và khóa acrylic đều là những công cụ được sử dụng trên quan điểm kích thước phục hình cuối cùng và nhằm mục đích giảm thiểu việc mài răng.

Hình 15. (c) tạo hướng dẫn acrylic trên mẫu thạch cao để hướng dẫn mài răng. (d) đặt hướng dẫn lên răng. (f) sau khi mài thấp.

Mock-up bị bỏ qua trong các trường hợp nghiêng răng toàn bộ, do không thể lắp để giúp chẩn đoán và dự đoán kết quả thẩm mỹ. Do đó, một kế hoạch phục hồi chức năng thẩm mỹ được thực hiện bằng kỹ thuật số là một công cụ rất được quan tâm để trình bày trực quan ca bệnh cho bệnh nhân. Việc không sử dụng mock-up là hoàn toàn có thể chấp nhận được trong tình huống này.

5. Sự hiện diện của các phục hồi

Sự hiện diện của các phục hình composite Loại III, IV và V trên răng cần sửa soạn sứ veneer là phổ biến. Theo Dunne & Millar, quá trình sửa soạn và gắn xi măng có thể gây ra một số vấn đề, chẳng hạn như vết nứt nhỏ, sâu răng tái phát và gãy.

Tuy nhiên, có một số trường hợp có thể duy trì phục hồi composite. Do đó, cần phải tìm ra các thông số lâm sàng đáng tin cậy cho thấy khả năng duy trì các phục hình này. Việc duy trì hoặc thay thế vật liệu trám phụ thuộc vào vị trí, mức độ và độ thẩm mỹ của lớp nền còn lại.

Có thể sửa soạn thông thường hoặc slice ở mặt bên. Trong quá trình sửa soạn thông thường, việc mài được thực hiện ở mặt bên và dừng trước điểm tiếp xúc. Tình trạng này được chỉ định ở những răng có phục hồi mặt bên vừa và nhỏ. Sửa soạn slice là băng qua mặt bên và đến mặt trong, được chỉ định ở những răng có phục hồi lớn, đóng khe hở răng cửa, răng đổi màu,và trong trường hợp cần thay đổi độ rộng của răng. (Hình 16).

Theo Baratieri và cộng sự. (2002), việc sửa soạn mặt bên phải được thực hiện để không cho phép nhìn thấy cấu trúc răng bị đổi màu sau khi dán sứ veneer. Do đó, điều rất quan trọng là phải biết khái niệm về các vùng quan sát tĩnh và động (static and dynamic areas of visibility). Khu vực tĩnh gồm vùng quan sát của bệnh nhân và khi dán veneer phía trước. Nhìn theo cách này, việc sửa soạn hoặc phục hồi có thể luôn luôn thích hợp; tuy nhiên, khi người quan sát nhìn ở khu vực động, họ nhận ra rằng sự sửa soạn không đầy đủ và phần mở rộng ở mặt bên không đủ, để lại một vùng tối có thể nhìn thấy trên bề mặt này.

Bất cứ khi nào có thể, nên duy trì các tiếp xúc bên trên răng tự nhiên vì chúng thể hiện đặc điểm giải phẫu rất khó tái tạo, ngăn cản sự di chuyển của răng trong cung răng trong quá trình chế tạo veneer sứ, đặc biệt khi không sử dụng veneer tạm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh các veneers, biến các quy trình liên kết và hoàn thiện trở nên đơn giản hơn, cũng như tạo điều kiện kiểm soát mảng bám vi khuẩn.

Trong các tình huống bao hoàn toàn ở cả hai mặt bên, các dạng chuyển tiếp ở cạnh cắn theo dạng thẳng hoặc 45º nên được sử dụng nhằm hỗ trợ việc đặt veneer, vì phần cuối theo dạng vát mép đòi hỏi một lượng mài mặt bên nhiều hơn để có thể đưa vào veneer vào theo hướng trên – dưới (Hình 17).

Phục hình xoang V nên được coi là filling cores, thay vì loại bỏ chúng hoàn toàn, vì điều này sẽ khiến việc sửa soạn veneer xâm lấn đáng kể. Điều bắt buộc là thay thế tất cả các phục hình cũ Loại III và V, bằng cách áp dụng các nguyên tắc xoi mòn và dán cho các phục hình composite, trám các màu (ngà răng) tương tự như chất nền và duy trì đường hoàn tất luôn trên răng, thích hợp cho sự kết dính của sứ trên cấu trúc răng. Các phục hình loại IV luôn được loại bỏ hoàn toàn, vì sứ sẽ khôi phục lại phần cấu trúc răng đã mất.

6. Khe hở

Mối quan tâm chính trong việc phục hồi khe hở là sự hình thành các hình tam giác đen và các mô nướu không theo viền cổ răng. Vì vậy, điều cần thiết là sự hiểu biết đúng về sự hình thành của tam giác đen có liên quan trực tiếp đến vị trí của điểm tiếp xúc và việc sửa soạn răng không đúng dẫn đến việc veneer không hướng dẫn nướu trồi lên. (Hình 18) Sự phồng của nướu được lấp đầy lý tưởng bởi gai nướu, nhưng sự hiện diện hay vắng mặt của chúng tương quan trực tiếp với khoảng cách giữa điểm tiếp xúc và mào xương.

Hình 18. (A) Hình vẽ cho thấy khe hở răng cửa giữa với cạnh gần hội tụ về phía cạnh cắn. (B) veneer không sửa soạn, không tạo đúng dạng emergence profile và tác động không phù hợp đến mô nướu. (C) veneer xâm phạm khoảng sinh học, emergence profile nhìn giả và đóng tam giác đen không thích hợp. (D) veneer sửa soạn dưới nướu ở mặt gần, do đó tạo được điểm tiếp xúc phù hợp để kích thích mô nướu, hình thành tam giác nướu.

Theo Tarnow, khi tồn tại khoảng cách lớn hơn 5 mm giữa gờ xương và điểm tiếp xúc sẽ có sự hình thành của tam giác đen. Khoảng cách giữa điểm tiếp xúc và mào xương nhỏ hơn hoặc bằng 5 mm cho phép hình thành các gai nướu, do đó không có hình tam giác đen. Khe hở răng có thể nhỏ và nhiều, điều này cho phép dùng veneers sứ mà không cần sửa soạn (Hình 3 và 4). Trong các răng có khe hở rộng, chủ yếu là ở răng cửa trung tâm, veneer sứ phải được thực hiện với mục tiêu thiết lập một điểm tiếp xúc về phía cổ răng, tạo điều kiện cho việc điều khiển mô nướu và hình thành các gai nướu có hình thái tam giác. (Hình 19). Vì mục đích này, việc tiến hành sửa soạn dưới nướu là cần thiết, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc chế tạo sứ, giúp tuân theo các nguyên tắc của hình dạng emergence profile tự nhiên, dịch chuyển bề mặt tiếp xúc đến vùng gần nhất về phía cổ răng.  Hơn nữa, điều này tạo cơ hội cho mô phát triển và điều hòa thích hợp, biến đổi gai nướu giữa các khe hở dần dần trông giống khe nướu giữa hai răng tự nhiên.

Hình 19. (b) Ảnh cho thấy khe hở và composite bị khiếm khuyết. (c) đường viền nướu bị thay đổi. (d) sau khi loại bỏ composite, răng được sửa soạn dưới nướu. (e) Nhìn trên mẫu hàm, mặt gần và sửa soạn dưới nướu thích hợp để tạo emergence profile. (f) veneer cho thấy tình trạng phù hợp để mô nướu phát triển.

Nguồn: Cardoso, P. de C., & Decurcio, R. (2018). Ceramic Veneers: contact lenses and fragments (1st ed.). Ponto Publishing Ltd.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *