Mục đích của bài viết này là đưa ra các chỉ định phục hình bằng xi măng gắn và cung cấp quy trình từng bước chính xác. Các nguyên tắc sửa soạn mới dựa trên những cân nhắc về mặt hình thái học (đường profile tối đa và độ nghiêng của múi), và cấu trúc (độ lõm của ngà răng và độ lồi của men răng). Trong bài viết này, chúng tôi cũng thảo luận về các concept sửa soạn trước đây, chúng không được thiết kế hoàn toàn cho việc phục hình bằng chất gắn và ít phù hợp cho các quy trình kết dính.
1. Nguyên tắc sửa soạn
Các nguyên tắc thông thường trước đây đề xuất một khoang có thành phân kỳ từ 6 đến 10 độ, các góc tròn bên trong, men có các cạnh sắc và không vát, các thành nhẵn được xác định rõ và phẳng. Đường chuyển tiếp phục hình – răng không trùng với các điểm tiếp xúc khớp cắn. Các thông số sau ảnh hưởng và dẫn dắt thiết kế:
– Độ dày của các thành còn lại phải ≥ 2,0 mm đối với răng sống, (các bài báo mới nhất báo cáo giá trị là 1 mm) và ≥ 3,0 mm đối với răng được điều trị nội nha.
– Eo mặt nhai (occlusal isthmus) phải ≥ 2 mm cho composite và lithium disilicate glass-ceramic.
– Có hoặc không có các đường hoàn tất, sự hiện diện của hộp bên được đánh giá trên ba mặt phẳng không gian.
– Độ dày của vật liệu che phủ múi phải ≥ 1 đến 1,5 mm đối với composite và lithium disilicat (ép hoặc CAD / CAM) và ≥ 2 đến 2,5 mm đối với gốm felspathic và gốm thủy tinh gia cường leucit.
– Độ chìa ở mặt bên phải ≤ 2 mm. Nguy cơ đứt gãy của đường hoàn tất sẽ tăng lên khi độ chìa quá lớn
Thiết kế xoang mới (Morphology Driven Preparation Technique) (Hình 1 and 2)
Các nguyên tắc của xoang truyền thống được thiết kế để gắn phục hình gián tiếp không kết dính. Chúng được đặc trưng bởi một thiết kế giúp đảm bảo lưu bằng cách tạo bờ vai, khe mặt nhai và cuối cùng là chốt. Chúng có thể làm lộ ngà răng lành với sự mất mát đáng kể của mô cấu trúc (Hình 3). Ngoài ra sửa soạn truyền thống không xem xét hình thái học và giải phẫu thực sự trong thân răng. Hơn nữa, không có dữ liệu nào được báo cáo về vị trí chính xác của bờ vai, khiến các bác sĩ lâm sàng phải mài chúng theo kinh nghiệm. Hơn nữa, thiết kế truyền thống không hoàn toàn phù hợp với xi măng kết dính vì sự hiện diện của các eo, bờ vai và các góc tròn. Ngoài ra, chiều rộng của bờ vai và bản thân onlay có vẻ quá mức và dẫn đến mức độ dán composite không phù hợp. Các nguyên tắc của mDPT (Hình 4) nhằm đạt được những cải tiến sau:
– Giảm thiểu đến mức tối đa việc mất mô răng khỏe mạnh bằng cách giảm diện tích tiếp xúc với ngà răng.
– Hướng dẫn mài thấp bề mặt khớp cắn bằng các vết cắt sâu hoặc tốt hơn là với khóa silicone để kiểm soát độ sâu.
– Để giảm chiều rộng của ĐHT bờ vai khi cần thiết.
– Để xác định một thiết kế ĐHT có thể cải thiện chất lượng của độ bám dính, tối ưu hóa việc cắt các lăng trụ men và tạo ra bề mặt men lớn hơn.
– Để cải thiện độ trơn tru khi đưa phục hồi lên răng trong quá trình gắn.
– Cải thiện thẩm mỹ vùng chuyển tiếp giữa răng và phục hình. Theo trình tự thời gian, trình tự mài là hộp ở vùng tiếp cận, hạ khớp cắn, và xác định các ĐHT trên các thành trục. Định nghĩa về ĐHT khác nhau ở răng hàm trên và hàm dưới. Thiết kế của ĐHT thay đổi tùy theo mô khỏe mạnh còn lại, vị trí ĐHT, độ nghiêng và hình thái độ dốc của múi, và đường vòng lớn nhất của răng. Việc chuẩn bị cuối cùng được hướng dẫn bởi hình thái giải phẫu và cấu trúc của răng.
Các nguyên tắc của MDPT cho răng cối nhỏ và cối lớn (Hình 5 đến Hình 9)
1) Chuẩn bị khớp đối đầu (butt-joint) trong hộp (độ dày lý tưởng: 1 đến 1,2 mm, tối đa 1,5 mm) và các góc bên được làm tròn bằng một mũi khoan kim cương độ nhám vừa phải, hình nón cụt (đường kính 14) và dùng mũi mịn để hoàn thiện. Nhiều trường hợp cần hạ thấp chiều cao của hộp nhằm thu được phục hồi gián tiếp có độ dày đều, vừa đảm bảo khả năng chống chịu đồng thời cho phép biến đổi hoàn toàn chất kết dính quang trùng hợp và vật liệu nhựa composite được sử dụng để gắn.
2) Các thành phân kỳ từ 6 đến 10 độ, với các rìa chuyển tiếp sắc, các góc bên trong được làm tròn. Các thành trục còn lại đòi hỏi phải mài sắc ở vùng mặt nhai, vì bản thân việc tạo ra các mặt vát ở khớp cắn sẽ dễ dẫn đến nguy cơ gãy ĐHT phục hồi ở vùng này.
3) Hạ mặt nhai theo hướng về phía trũng giữa và theo tỷ lệ giữa các múi, sử dụng mũi kim cương hình nón cụt (đường kính 14 và 18). Mức độ hạ thấp liên quan đến độ bền của vật liệu phục hồi (1,0 mm đến 2,0 mm được khuyến nghị). Các rãnh mặt nhai là không cần thiết; thực sự, chúng nên tránh. Bạn nên thực hiện hạ khớp cắn theo độ sâu của rãnh hướng dẫn (được thực hiện bằng mũi khoan lúc ban đầu) hoặc khi có thể thì mài theo khóa silicone.
4a) Mài sửa soạn thành trục tạo mặt phẳng nghiêng (tạo hollow chamfer). Theo hướng gần xa và ngoài trong, một “hollow chamfer” hoặc vát lõm phải được tạo bằng các mũi vát hình trụ, chỉ sử dụng phần đầu của mũi khoan. Thiết kế này được chỉ định cho các múi có đường chuyển tiếp phục hình nằm phía trên đường vòng lớn nhất. Điều này xảy ra thường xuyên hơn ở thành ngoài và trong của RCN và RCL hàm trên, và thành ngoài của RCN và RCL hàm dưới. Việc chuẩn bị ĐHT kiểu này cho phép:
– bảo tồn tối đa mô khỏe mạnh;
– gia tăng về mặt hình học của diện tích men có thể sử dụng được cho các quy trình kết dính mà không để lộ các vùng ngà;
– hình dạng ĐHT thuận lợi hơn cho sự bám dính thông qua việc cắt các lăng trụ men gần như vuông góc với trục dọc của chúng (không giống như việc tạo các mép sắc, điều này sẽ tạo một vết cắt trên lăng trụ song song với trục dài của chúng) (Hình 10);
– dịch chuyển về phía chóp của đường kết thúc (dọc theo mặt phẳng nghiêng), với việc giảm chênh lệch độ cao giữa các múi và đáy của hộp, thông qua việc tạo ra các “đường trượt” cong không có góc. Bắt đầu từ ĐHT vùng cổ của hộp, một đường cong tiếp tục trên thành trục phải được tạo ra;
– quá trình chuyển tiếp dần dần giữa các ĐHT và phục hồi để có được sự hòa trộn tốt hơn, tính thẩm mỹ và sự chuyển màu phục hồi.
4b) Sửa soạn thành trục, butt-joint. Trong một số trường hợp, khi rìa của phục hình ở về phía chóp so với đường vòng lớn nhất do mất mô đáng kể, nên chuẩn bị một ĐHT bờ vai sắc (với các đặc điểm được đề cập trong bước 1). Sự xuất hiện này thường xuyên nhất ở mặt trong của răng cối lớn và răng cối nhỏ hàm dưới do hình dạng khác nhau của bề mặt (Hình 9).
2. Cơ sở cho thiết kế khoang kiểu mới
Cơ sở lý luận của thiết kế khoang được mô tả ở trên là phân tích hình thái của các răng sau, với một số khác biệt giữa răng hàm trên và răng hàm dưới, và với những cân nhắc về hình học và cấu trúc chứng minh cho việc sử dụng nó.
Răng cối lớn và răng cối nhỏ hàm trên (Hình 10)
Cân nhắc về mặt hình học: các biểu diễn đồ họa được vẽ từ marseillier (Hình 11) cho thấy rằng các thành phần ở hàm trên thì nghiêng và phân kỳ theo hướng cổ răng, với đường vòng lớn nhất nằm ở 1/3 cổ. Khi yêu cầu che phủ múi, một ĐHT bờ vai sắc chắc chắn sẽ tạo ra mặt cắt xiên của lăng trụ men và sự phục hồi ĐHT không đầy đủ, trong khi việc che phủ múi và sửa soạn mối nối đối đầu sẽ dẫn đến mất đáng kể mô lành liên quan đến tiếp xúc ngà. Rõ ràng là, bất cứ khi nào đường chuyển tiếp ở phía trên ĐVLN, một đường cắt men có dạng nghiêng (vát) nên được chỉ định bởi vì nó phù hợp với độ nghiêng của các thành trục từ hình học hoặc sinh học (lăng trụ men cắt ngang với trục dài).
Ở vùng tiếp cận, các thành hội tụ về phía chóp và đường vòng lớn nhất nằm ở phần ba khớp cắn. Vì vậy, thiết kế ĐHT chỉ có thể là một bờ vai tròn với các lề sắc. Bất kỳ mặt phẳng nghiêng hoặc vát nào đều bị chống chỉ định vì nó sẽ làm lệch rìa theo chiều dọc, do đó làm giảm độ dày men cổ.
Xem xét cấu trúc (Hình 13): từ phân tích cấu trúc ba chiều của răng người có thể quan sát thấy rằng các bề mặt lồi của men răng khớp với mặt lõm và sắc của ngà (đường cong sigmoid). Độ lõm của bề mặt ngà răng đặc biệt rõ ràng và nằm ở vị trí 1/3 giữa và phía trên ĐVLN. Do đó, rõ ràng là, tiêu chuẩn vàng cho thiết kế khoang là thiết kế ĐHT với một mặt phẳng nghiêng lõm vát cắt bớt phần lồi của men răng, theo sát vết lõm của ngà răng mà không để lộ ra ngoài.
RCL và RCN hàm dưới (Hình 14)
Những lưu ý tương tự cũng nên áp dụng cho các răng sau hàm dưới. Cân nhắc về hình học (Hình 15): Các bề mặt ngoài nghiêng, hội tụ về mặt nhai, với một đường vòng lớn nhất nằm ở 1/3 cổ. Các bề mặt phía trong, thẳng đứng hơn, với các đường vòng lớn nhất ở 1/3 trên. Vì lý do này, ĐHT mặt ngoài thường là đường vát lõm, ngoại trừ những trường hợp mất mô đáng kể đã phá hủy thành tới 1/3 cổ. ĐHT ở mặt trong thường là bờ sắc, bởi vì sự mất mô thường liên quan đến khớp cắn và một phần ba giữa của múi, với các ĐHT nằm dưới đường vòng lớn nhất. Cân nhắc về cấu trúc (Hình 15): Ngay cả từ quan điểm cấu trúc, độ lồi của men răng với độ lõm của ngà răng 1/3 giữa và 1/3 trên phía mặt ngoài cần được lưu ý. Ở mặt trong, hình thái men hơi lồi (trung bình) tương ứng với bề mặt ngà răng thẳng hơn. Do đó, dựa trên những cân nhắc này, việc lựa chọn ĐHT bờ vai là hợp lý ở mặt trong.
Phục hình kết dính (thông thường và mới phát triển)
Các nguyên tắc chuẩn bị mới được liệt kê ở trên có thể được áp dụng hiệu quả cho tất cả các loại phục hình kết dính truyền thống (inlay, onlay, overlay) và giúp xác định một tập hợp các phục hình mới được phát triển (additional overlay, occlusal-veneer, overlay-veneer, long-wrap overlay, adhesive crown).
Nguồn: Veneziani M. (2017). Posterior indirect adhesive restorations: updated indications and the Morphology Driven Preparation Technique. The international journal of esthetic dentistry, 12(2), 204–230.